Tại sao ngày lễ này lại quan trọng?
Đối với các tín hữu Cơ Đốc, Lễ Tạ Ơn là dịp quan trọng nhất trong năm. Ý nghĩa của ngày này là để tưởng nhớ những gì đã xảy ra khi Chúa Giê-xu chết và hồi sinh, quay lại với sự sống. Ngài đã thay con người, lãnh hình phạt dành cho tội lỗi mà ta gây ra, đồng thời đánh bại và chiến thắng tội lỗi với mục đích cứu rỗi, để ta được ân xá khỏi hình phạt của tội lỗi mình gây ra – cái chết.
Điều gì đã xảy ra?
Đọc qua từng đoạn kinh và ghi chú.
(1) Giảng dạy xong, Chúa Giê-xu bảo các môn đệ:
(2) “Các con biết còn hai ngày nữa đến lễ Vượt Qua, Con Người sẽ bị phản bội và đóng đinh trên cây thập tự.”
(3) Chính lúc ấy, các thầy trưởng tế và các trưởng lão họp tại dinh Thầy Thượng tế Cai-phe,
(4) tìm âm mưu để bắt giết Chúa Giê-xu.
(55) Chúa Giê-xu hỏi đoàn người bắt Ngài: “Ta đâu phải trộm cướp mà các ông đem gươm dao, gậy gộc đến bắt? Hằng ngày Ta vẫn ngồi giảng dạy trong Đền Thờ, sao các ông không bắt Ta?
(56) Nhưng mọi việc xảy ra đây đều làm ứng nghiệm lời các nhà tiên tri trong Thánh Kinh.” Khi ấy, tất cả các môn đệ đều bỏ Ngài và chạy.
(59) Các thầy trưởng tế và cả Hội Đồng Quốc Gia tìm bằng chứng dối để khép Chúa Giê-xu vào tội tử hình.
(60) Dù nhiều người đứng lên vu cáo đủ điều, nhưng họ vẫn chưa tìm thấy bằng chứng nào có đủ giá trị. Cuối cùng, hai người tiến lên tố cáo:
(61) “Người này đã nói: ‘Ta sẽ phá nát Đền Thờ của Đức Chúa Trời rồi xây cất lại trong ba ngày.’”
(62) Thầy thượng tế vùng đứng dậy, hỏi Chúa Giê-xu: “Sao, anh trả lời thế nào về lời tố cáo đó?”
(63) Nhưng Chúa Giê-xu vẫn im lặng không đáp. Thầy thượng tế tiếp: “Tôi buộc anh thề trước Đức Chúa Trời Hằng Sống—hãy nói cho chúng tôi biết, ông có phải là Đấng Mết-si-a, Con Đức Chúa Trời không?”
(64) Chúa Giê-xu đáp: “Các ông đã nói vậy! Trong tương lai, các ông sẽ thấy Con Người ngồi bên phải Đức Chúa Trời và cỡi mây trời trở lại trần gian.”
(65) Thầy thượng tế xé toạc chiếc áo lễ đang mặc, thét lên: “Phạm thượng! Chúng ta cần gì nhân chứng nữa! Quý ngài vừa nghe tận tai lời phạm thượng đó.
(1) Trời vừa sáng, các thầy trưởng tế và các trưởng lão bàn định kế hoạch giết Chúa Giê-xu.
(2) Họ xiềng Ngài thật chặt rồi giải qua Phi-lát, tổng trấn La Mã.
(11) Chúa Giê-xu đứng trước Phi-lát, tổng trấn La Mã. Tổng trấn hỏi: “Anh có phải là Vua người Do Thái không?”
Chúa Giê-xu đáp: “Ông đã nói điều đó.”
(12) Nhưng khi các thầy trưởng tế và các trưởng lão tranh nhau vu cáo, Chúa Giê-xu vẫn im lặng.
(13) Phi-lát nhắc: “Anh không nghe họ tố cáo anh đủ điều đó sao?”
(14) Nhưng Chúa Giê-xu vẫn im lặng, khiến tổng trấn vô cùng ngạc nhiên.
(22) Phi-lát hỏi tiếp: “Vậy ta phải làm gì với Giê-xu còn gọi là Đấng Mết-si-a?” Họ la lớn: “Đóng đinh hắn!”
(23) Phi-lát hỏi: “Tại sao? Người phạm tội gì?” Nhưng họ gầm thét: “Đóng đinh hắn trên cây thập tự!”
(24) Phi-lát thấy mình không kiểm soát nổi dân chúng, cuộc náo loạn sắp bùng nổ, nên ông lấy nước rửa tay trước mặt mọi người và tuyên bố: “Ta vô tội về máu của Người này. Trách nhiệm về phần các anh!”
(25) Cả đoàn dân đều thét lên: “Cứ đòi nợ máu ấy nơi chúng tôi và con cháu chúng tôi!”
(26) Vậy, Phi-lát phóng thích Ba-ra-ba cho họ, đồng thời sai đánh Chúa Giê-xu rồi giao cho lính đem đóng đinh trên cây thập tự.
(33) Đoàn người tiến lên đồi Gô-gô-tha (nghĩa là đồi Sọ).
(34) Họ cho Chúa uống rượu thuốc để xoa dịu cơn đau, nhưng Ngài nếm qua rồi không chịu uống.
(35) Quân lính đóng đinh Chúa trên cây thập tự. Họ gieo súc sắc chia nhau bộ áo của Ngài,
(36) rồi ngồi canh gác chung quanh cây thập tự.
(37) Họ treo trên đầu Ngài tấm bảng ghi tội trạng: “Đây là Giê-xu, Vua người Do Thái.”
(38) Bọn lính cũng đóng đinh hai tướng cướp trên cây thập tự, một tên bên phải, một tên bên trái Chúa.
(39) Khách qua đường lắc đầu, sỉ nhục Chúa:
(40) “Anh đòi phá nát Đền Thờ rồi xây lại trong ba ngày, sao không tự giải cứu đi! Nếu anh là Con Đức Chúa Trời, sao không xuống khỏi cây thập tự đi!”
(45) Từ trưa đến 3 giờ chiều, khắp nơi đều tối đen như mực.
(46) Lúc ba giờ, Chúa Giê-xu kêu lớn: “Ê-li, Ê-li, lam-ma-sa-bách-ta-ni?” nghĩa là: “Đức Chúa Trời ơi! Đức Chúa Trời ơi! Sao Ngài lìa bỏ Con?”
(47) Nghe tiếng kêu, mấy người đứng gần bảo: “Này, hắn gọi Ê-li!”
(48) Một người chạy đi lấy bông đá, tẩm rượu chua, buộc vào đầu cây gậy đưa lên cho Chúa nhấm.
(49) Những người khác lại bảo: “Ta chờ xem Ê-li có đến cứu nó không!”
(50) Chúa Giê-xu kêu lên một tiếng lớn nữa, rồi tắt hơi.
(51) Lập tức, bức màn trong Đền Thờ bị xé đôi từ trên xuống dưới. Đất rúng động dữ dội, đá lớn vỡ ra.
(52) Các cửa mộ mở tung và nhiều người thánh đã chết được sống lại.
(53) Họ ra khỏi mộ, đợi đến khi Chúa sống lại mới vào thành thánh Giê-ru-sa-lem xuất hiện cho nhiều người xem thấy.
(54) Viên đại đội trưởng cũng như quân lính La Mã đang canh giữ Chúa thấy cơn động đất và các diễn biến ấy, đều khiếp sợ và nhìn nhận: “Người này thật đúng là Con Đức Chúa Trời!”
(55) Nhóm phụ nữ theo phục vụ Chúa từ xứ Ga-li-lê, đều đứng từ xa mà nhìn.
Vì sao Chúa Giê-xu lại chết?
Cái chết của Chúa Giê-Xu nằm trong dự định của Đức Chúa Trời nhằm cữu rỗi những người tin vào Ngài. Những lời tiên tri trong Kinh Cựu Ước có miêu tả cái chết của Chúa Giê-xu (ví dụ. Y-sai 53)
(1) Ai tin được điều chúng tôi đã nghe? Và ai đã được thấy cánh tay uy quyền của Chúa Hằng Hữu?
(2) Đầy Tớ Ta lớn lên trước mặt Chúa Hằng Hữu như cây non nứt lộc như gốc rễ mọc trong lòng đất khô hạn. Người chẳng có dáng vẻ, chẳng oai phong đáng để ngắm nhìn. Dung nhan không có gì cho chúng ta ưa thích.
(3) Người bị loài người khinh dể và khước từ— từng trải đau thương, quen chịu sầu khổ. Chúng ta quay lưng với Người và nhìn sang hướng khác. Người bị khinh miệt, chúng ta chẳng quan tâm.
(4) Tuy nhiên, bệnh tật của chúng ta Người mang; sầu khổ của chúng ta đè nặng trên Người. Thế mà chúng ta nghĩ phiền muộn của Người là do Đức Chúa Trời hình phạt, hình phạt vì chính tội lỗi của Người.
(5) Nhưng Người bị đâm vì phản nghịch của chúng ta, bị nghiền nát vì tội lỗi của chúng ta. Người chịu đánh đập để chúng ta được bình an. Người chịu đòn vọt để chúng ta được chữa lành.
(6) Tất cả chúng ta đều như chiên đi lạc, mỗi người một ngả. Thế mà Chúa Hằng Hữu đã chất trên Người tất cả tội ác của chúng ta.
(7) Tuy bị bạc đãi và áp bức, nhưng Người chẳng nói một lời nào, Người như chiên con bị đưa đi làm thịt. Như chiên câm khi bị hớt lông, Người cũng chẳng mở miệng.
(8) Người đã bị ức hiếp, xử tội, và giết đi. Không một ai quan tâm Người chết trong cô đơn, cuộc sống Người nửa chừng kết thúc. Nhưng Người bị đánh đập đến chết vì sự phản nghịch của dân Người.
(9) Người không làm điều gì sai trái và không bao giờ dối lừa ai. Người chết như một tử tội, nhưng lại được chôn trong mộ người giàu.
(10) Tuy nhiên, chương trình tốt đẹp của Chúa Hằng Hữu là để Người chịu sỉ nhục và đau thương. Sau khi hy sinh tính mạng làm tế lễ chuộc tội, Người sẽ thấy dòng dõi mình. Ngày của Người sẽ trường tồn, bởi tay Người, ý Chúa sẽ được thành đạt.
(11) Khi Người thấy kết quả tốt đẹp của những ngày đau thương, Người sẽ hài lòng. Nhờ từng trải của Người, Đầy Tớ Công Chính Ta, nhiều người được tha tội và được kể là công chính vì Người mang gánh tội ác của họ.
(12) Do đó, Ta sẽ cho Người sự cao trọng như một chiến sĩ thắng trận, vì Ngài đã trút đổ linh hồn mình cho đến chết. Người bị liệt vào hàng tội nhân. Ngài đã mang gánh tội lỗi của nhiều người và cầu thay cho người phạm tội.
(3) Đó là điều tốt và đẹp lòng Đức Chúa Trời, Chúa Cứu Thế chúng ta.
(4) Chúa mong muốn mọi người được cứu rỗi và hiểu rõ chân lý.
(5) Chỉ có một Đức Chúa Trời, cũng chỉ có một Đấng Trung Gian hòa giải giữa Đức Chúa Trời và loài người, là Chúa Cứu Thế Giê-xu.
(6) Ngài đã hy sinh tính mạng để cứu chuộc nhân loại. Đó là thông điệp đã được công bố đúng lúc cho mọi người.
Vì sao Chúa Giê-xu lại hi sinh đời Ngài?
Nhưng Đức Chúa Trời đã chứng tỏ tình yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi Chúa Cứu Thế chịu chết thay chúng ta là người tội lỗi.
Tại sao Đức Chúa Trời lại ra lệnh cho Chúa Giê-xu nhận lấy cái chết?
Đức Chúa Trời đã khiến Đấng vô tội gánh chịu tội lỗi chúng ta, nhờ đó chúng ta được Đức Chúa Trời nhìn nhận là người công chính trong Chúa Cứu Thế.
Chúa Giê-xu trở thành người thế thân cho chúng ta như thế nào?
Vì sao Chúa Giê-xu lại hồi sinh?
(1) Sáng Chúa Nhật, trời mới rạng đông, Ma-ri Ma-đơ-len và Ma-ri, mẹ Gia-cơ đi thăm mộ Chúa.
(2) Thình lình, có trận động đất dữ dội! Một thiên sứ của Chúa từ trời giáng xuống, lăn tảng đá khỏi cửa mộ và ngồi lên trên.
(3) Mặt thiên sứ sáng như chớp nhoáng, áo trắng như tuyết.
(4) Bọn lính canh run rẩy khiếp sợ, trở nên bất động như xác chết.
(5) Thiên sứ bảo: “Đừng sợ, tôi biết các bà tìm Chúa Giê-xu, Đấng đã chịu đóng đinh trên cây thập tự.
(6) Nhưng Chúa không ở đây đâu, Ngài sống lại rồi đúng như lời Ngài nói. Hãy đến xem chỗ Chúa đã nằm
(7) và lập tức đi loan tin cho các môn đệ biết Chúa đã sống lại! Hiện nay Chúa đi trước lên xứ Ga-li-lê để gặp các môn đệ Ngài tại đó. Xin các bà ghi nhớ!”
(8) Họ vừa sợ vừa mừng, vội vàng ra khỏi mộ, chạy đi báo tin cho các môn đệ.
(9) Nhưng bất ngờ họ gặp Chúa Giê-xu. Thấy Ngài chào mừng, họ liền đến gần, ôm chân Chúa và thờ lạy Ngài.
(10) Chúa Giê-xu phán bảo họ: “Đừng sợ! Các con cứ đi báo tin mừng cho các anh chị em Ta để họ lên xứ Ga-li-lê họp mặt với Ta.”
Điều gì xảy ra 3 ngày sau khi chúa Giê-xu được chôn cất?
(23) Đức Chúa Trời đã biết điều sẽ xảy ra, và chương trình của Ngài được thực hiện qua việc Chúa Giê-xu bị phản nộp. Anh chị em đã mượn tay những người Ga-li-lê vô luật, đóng đinh và giết Ngài trên cây thập tự.
(24) Nhưng Đức Chúa Trời cho Ngài sống lại, giải thoát Ngài khỏi nỗi thống khổ của sự chết, vì âm phủ không có quyền giam giữ Ngài.
Chúa Giê-xu đã hồi sinh như thế nào?
(13) Khi trước tâm linh anh chị em đã chết vì tội lỗi và vì bản tính hư hoại, nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho anh chị em sống lại với Chúa Cứu Thế và tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta.
(14) Đức Chúa Trời đã hủy bỏ tờ cáo trạng cùng các luật lệ ràng buộc chúng ta, đem đóng đinh vào cây thập tự.
(15) Như thế, Đức Chúa Trời đã tước hết uy quyền thống trị của Sa-tan, công khai phô bày cho mọi người biết Chúa Cứu Thế đã chiến thắng nó tại cây thập tự.
Chúa Giê-xu đã đạt được điều gì từ cái chết và sự hổi sinh?
Đức Chúa Trời đã khiến Chúa chúng ta sống lại, Ngài cũng sẽ khiến chúng ta sống lại bởi quyền năng Ngài.
Vì sao các tín hữu Cơ Đốc lại tin tưởng rằng họ sẽ được bất tử?
Hãy hỏi một người bạn.
- Lễ Tạ Ơn mang ý nghĩa gì với bạn?
- Bạn nghĩ gì về thông điệp của Lễ Tạ Ơn?
- Bạn còn câu hỏi nào khác về Lễ Tạ Ơn không?
Ứng dụng
- Vì sao thông điệp của Lễ Tạ Ơn lại quan trọng?
- Thông điệp này có ý nghĩa gì với cuộc đời bạn?
- Chúng ta nên đáp trả thông điệp này như thế nào?
Cách cầu nguyện
Lạy Chúa Giê-xu lòng lành, xin hãy tha thứ cho những tội lỗi con gây ra trên đời. Cảm ơn Ngài đã hi sinh vì con, để con không phải chết. Xin hãy giải thoát con khỏi tội lỗi mỗi ngày.
Đoạn kinh mấu chốt
Nhưng Đức Chúa Trời đã chứng tỏ tình yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi Chúa Cứu Thế chịu chết thay chúng ta là người tội lỗi.