Lòng nhân từ thương xót của Chúa
Lòng bao dung độ lượng mà kẻ mạnh dành cho kẻ yếu thế hơn mình, đó được gọi là ân điển. Chúng ta sẽ biết điều đó qua câu chuyện Chúa Giê-xu cứu một người phụ nữ khỏi bị giết. Thông qua Chúa Giê-xu, Đức Chúa Trời ban ân điển của Ngài cho chúng ta.
Sự ân điển của Chúa Giê-xu với người phụ nữ
(3) Chúa đang giảng dạy, các thầy dạy luật và Pha-ri-si dẫn đến một thiếu phụ bị bắt về tội ngoại tình, để chị đứng trước đám đông.
(4) Họ chất vấn Chúa Giê-xu: “Thưa Thầy, chị này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình.
(5) Theo luật Môi-se, người ngoại tình phải bị ném đá xử tử. Còn Thầy nghĩ sao?”
Theo luật lệ, hình phạt mà người phụ nữ phải chịu là gì?
(6) Họ cố ý gài bẫy để tìm lý do tố cáo Ngài, nhưng Chúa Giê-xu cúi xuống, lấy ngón tay viết trên mặt đất.
(7) Họ cứ hỏi mãi, Chúa đứng dậy và trả lời: “Trong các ông, người nào vô tội hãy ném đá chị ấy trước đi!”
(8) Chúa lại cúi xuống viết trên mặt đất.
(9) Nghe câu ấy, họ lần lượt bỏ đi, người lớn tuổi đi trước cho đến khi chỉ còn một mình Chúa Giê-xu với thiếu phụ đó.
Chúa Giê-xu đã giải cứu người phụ nữ như thế nào?
(10) Chúa Giê-xu đứng lên hỏi: “Này chị, họ đi đâu hết cả? Không có ai lên án chị sao?”
(11) Chị đáp: “Thưa Chúa, không ai cả.” Chúa Giê-xu ôn tồn: “Ta cũng không lên án con đâu. Con về đi, từ nay đừng phạm tội nữa!”
Ngài có phạt hoặc khiển trách cô ta không? Ngài đã làm gì?
Chúa Giê-xu kháng cáo lại
Rô-ma 3:23 (KTHD)
Vì mọi người đều phạm tội; tất cả chúng ta đều thiếu hụt vinh quang Đức Chúa Trời.
Rô-ma 6:23 (KTHD)
Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng tặng phẩm của Đức Chúa Trời là đời sống vĩnh cửu trong Chúa Cứu Thế Giê-xu, Chúa chúng ta.
Chúng ta mắc tội gì và đáng bị gì?
Nhưng Đức Chúa Trời đã chứng tỏ tình yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi Chúa Cứu Thế chịu chết thay chúng ta là người tội lỗi.
Bằng cách nào, và vào thời điểm nào, Chúa đã thể hiện tình yêu vĩ đại của Ngài đối với chúng ta?
(13) Khi trước tâm linh anh chị em đã chết vì tội lỗi và vì bản tính hư hoại, nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho anh chị em sống lại với Chúa Cứu Thế và tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta.
(14) Đức Chúa Trời đã hủy bỏ tờ cáo trạng cùng các luật lệ ràng buộc chúng ta, đem đóng đinh vào cây thập tự.
(15) Như thế, Đức Chúa Trời đã tước hết uy quyền thống trị của Sa-tan, công khai phô bày cho mọi người biết Chúa Cứu Thế đã chiến thắng nó tại cây thập tự.
Chúa Giê-su đã làm gì đối với tội của chúng ta?
(14) Chúa Giê-xu, Con Đức Chúa Trời, là Thầy Thượng Tế đã từ trời giáng thế và trở về trời để cứu giúp chúng ta, nên chúng ta hãy giữ vững niềm tin nơi Ngài.
(15) Thầy Thượng Tế ấy cảm thông tất cả những yếu đuối của chúng ta, vì Ngài từng trải qua mọi cám dỗ như chúng ta, nhưng không bao giờ phạm tội.
(16) Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngai Đức Chúa Trời để nhận lãnh tình thương và ơn phước giúp ta khi cần thiết.
Điều gì cho ta thấy rằng Chúa Giê-xu là vị cứu tinh của chúng ta?
Chúng ta được cứu bởi Ân Điển của Ngài
(22) Chúng ta được kể là công chính bởi đặt đức tin trong Chúa Cứu Thế Giê-xu. Sự thật này cho mọi người tin, không phân biệt một ai.
(23) Vì mọi người đều phạm tội; tất cả chúng ta đều thiếu hụt vinh quang Đức Chúa Trời.
(24) Nhưng Đức Chúa Trời ban ơn, rộng lòng tha thứ, kể chúng ta là công chính, do công lao cứu chuộc bằng máu của Chúa Cứu Thế Giê-xu.
(25) Đức Chúa Trời đã cho Chúa Giê-xu như sinh tế chuộc tội chúng ta, những người tin cậy máu Ngài. Việc cứu chuộc này chứng tỏ đức công chính của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi loài người trong quá khứ và hiện tại. Trong quá khứ, Ngài nhẫn nhục bỏ qua tội lỗi.
(26) Trong hiện tại, Ngài cũng bày tỏ sự công chính của Ngài. Đức Chúa Trời cho thấy Ngài là công chính và là Đấng xưng công chính cho tội nhân khi họ tin nơi Chúa Giê-xu.
Chúa chấp nhận chúng ta như thế nào?
(1) Vậy, người thuộc về Chúa Cứu Thế Giê-xu sẽ không bị kết tội nữa.
(2) Vì luật của Chúa Thánh Linh Hằng Sống trong Chúa đã giải thoát tôi khỏi luật của tội lỗi và sự chết
Chiến thắng của Chúa Giê-xu có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta?
Chúa Giê-xu nói với người phụ nữ: “Từ nay, con đừng phạm thêm tội lỗi nào nữa”
Chị đáp: “Thưa Chúa, không ai cả.” Chúa Giê-xu ôn tồn: “Ta cũng không lên án con đâu. Con về đi, từ nay đừng phạm tội nữa!”
Muốn chịu báp-tem, các ông phải có một đời sống mới, chứng tỏ lòng ăn năn trở lại với Đức Chúa Trời.
Chúng ta nên sống như thế nào sau khi được tiếp nhận ân đức của Ngài?
Hãy hỏi một người bạn
- Hãy chia sẻ câu chuyện của bản thân về việc Chúa đã thể hiện ân đức/ ân điển của Ngài với bạn như thế nào?
- Bạn còn câu hỏi nào khác về ân điển không?
Ứng dụng
- Chúng ta liên hệ bản thân với người phụ nữ trong câu chuyện trên như thế nào, theo những cách nào?
- Làm thế nào để nhận được ân điển của Chúa?
- Ân điển của Chúa đã thay đổi cuộc đời chúng ta như thế nào?
Cách cầu nguyện
Đức Chúa Giê-xu, con cảm ơn Ngài vì những ân đức Ngài dành cho con. Cảm ơn Ngài đã ra tay cứu con khỏi sự trừng phạt bởi những tội lỗi con gây ra. Con xin nhận từ Ngài, sự ân điển, sự tha thứ, sự sống, và cả tự do.
Đoạn kinh mấu chốt
Vì mọi người đều phạm tội; tất cả chúng ta đều thiếu hụt vinh quang Đức Chúa Trời. Nhưng Đức Chúa Trời ban ơn, rộng lòng tha thứ, kể chúng ta là công chính, do công lao cứu chuộc bằng máu của Chúa Cứu Thế Giê-xu.